Trong 2 ngày 30/1 và 1/2/2018, tại TP.HCM và Hà Nội, Học viện Công nghệ BCVT đã tổ chức lễ tổng kết, trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ đợt 1 năm 2018 cho 3 tân Tiến sĩ và 117 tân Thạc sĩ.
Các tân Tiến sĩ của Học viện đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ với các chuyên ngành Hệ thống thông tin và Kỹ thuật viễn thông. Còn trong 117 tân Thạc sĩ vừa được Học viện trao bằng, có 51 học viên chuyên ngành Hệ thống thông tin, 30 học viên chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông, 21 học viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh và 15 học viên chuyên ngành Khoa học máy tính.
Phát biểu tại buổi lễ trao bằng diễn ra tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, Bộ TT&TT luôn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên Học viện Công nghệ BCVT đạt được trong thời gian qua. Học viện đã luôn khẳng định được vị thế của mình trong cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho ngành TT&TT, và cho xã hội.
Theo Thứ trưởng, tấm bằng mà các tân Tiến sĩ, Thạc sĩ của Học viện vừa nhận được không chỉ là sự ghi nhận nấc thang học tập, nghiên cứu, trình độ tri thức mà đó còn là chìa khóa để tân Tiến sĩ, Thạc sĩ tiếp tục mở ra những cơ hội, thành công trong cuộc sống, sự nghiệp của mình.
“Tôi kỳ vọng sau khi nhận bằng, các đồng chí sẽ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết tài năng và trí lực của mình vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn để đúc kết kinh nghiệm, góp phần bổ sung, phát triển lý luận chuyên ngành; sáng tạo ra những công trình khoa học có giá trị ứng dụng thực tiễn cao; làm tốt nhiệm vụ quản lý điều hành đơn vị và làm có hiệu quả công tác tham mưu cho lãnh đạo cơ quan chủ quản trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh”, Thứ trưởng chia sẻ.
" alt=""/>Học viện Công nghệ BCVT trao bằng cho 3 tân Tiến sĩ, 117 tân Thạc sĩInstagram gửi trên dưới một chục thông báo mỗi tuần và dùng "Stories" để thu hút người dùng
Những lời chúc thời SMS. Ảnh minh họa
Chúc Tết qua tin nhắn lúc mới ra đời thật thú vị, tiện lợi… và nhà cung cấp dịch vụ cũng nhanh chóng nhận thấy có khả năng khai thác doanh thu cao nên đã vào cuộc bằng cách “chế” ra nhiều câu chúc hay, độc đáo để khách hàng cứ thế mà… chuyển tiếp! Trong một cái tết mà cứ nhận nhiều tin nhắn trùng nhau như thế cũng ngán, nhiều người chỉ liếc sơ là xóa, không đọc.
Khi các dịch vụ OTT và mạng xã hội phát triển, chức năng nhắn tin miễn phí của các dịch vụ Viber, Facebook, Zalo… tích hợp cực kỳ phong phú các phương tiện, việc chúc Tết bằng “thiệp điện tử” phát sinh mạnh.
Không chỉ có Tết Nguyên đán, các ngày khác như Giáng Sinh, chúc Tết dương dịch, ngày Nhà giáo, Ngày phụ nữ, Ngày Nhà báo v.v… cũng đều có thiệp điện tử để cư dân mạng chia sẻ hết sức phong phú!
Điều đáng buồn là những tấm thiệp đa phương tiện ấy đến với người được chúc chỉ bằng một cú click chuột rất vô tư, vô tâm. Tôi đã nhiều lần phải bấm “like” như một sự xác nhận rằng đã xem được tấm thiệp của họ, chứ không phải vì thích.
" alt=""/>Chúc Tết 'nhân bản' thời 4.0